Kênh đào Suez: Hình thành và phát triển.
Kênh đào Suez được mệnh danh là con đường kết nối lục địa Á-Âu. Một cánh cổng nối liền giữa cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương. Một bề dày lịch sử trong vận chuyển và giao thương giữa các khu vực khiến kênh đào Suez trở thành một tuyến đường thủy quốc tế quan trọng bật nhất. Tuyến đường dài 164 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi Hảo Vọng phía Nam Châu Phi, rút ngắn khoảng cách 6000 km.
Sơ lược lịch sử về kênh đào Suez:
- Vào khoảng những năm 1839 tới 1878 trước Công Nguyên, đã có một kênh đào đông tây nối sông Nin với Biển Đỏ phục vụ giao thông bằng những con thuyền đáy bằng đẩy sào và cho phép việc giao thương giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Tuy nhiên, lúc này con kênh vẫn chưa đóng vai trò quạn trọng trong nền kinh tế và nhanh chóng bị quên lãng.
- Vào cuối thế kỉ 18, đã xuất hiện ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của đã bị bỏ ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên bởi theo những tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ thì mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10m.
- Giữa những năm 1854 và 1856, một công ty kênh đào được mở nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền dựa theo thiết kế của một kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli. Sau đó với sự hậu thuẫn của người Pháp công ty này được phát triển trở thành công ty kênh đào Suez vào năm 1858. Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm.
- Kênh đào cuối cùng cũng được hoàn thành vào năm 1869, mặc dù đã rất nhiều xung đột chính trị và sự cố kỹ thuật xung quanh công trình. Kênh đào ngay lập tức làm ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến ngành vận tải thế giới. Kết hợp với đường sắt xuyên Mỹ hoàn thành 6 tháng trước đó, nó cho phép hàng hoá đi vòng quanh thế giới trong một thời gian kỷ lục.
- Năm 2014, Chính phủ Ai Cập đã ký hợp đồng với 6 công ty xây dựng quốc tế, để đào một tuyến kênh đào Suez mới, vốn đã được khởi công từ tháng 8 năm 2014, chạy song song với tuyến kênh đào Suez hiện hành. Kênh Suez mới có tổng chiều dài 72 km, dự kiến tổng kinh phí 4 tỷ USD và đã hoàn thành vào 23 tháng 7 năm 2015.
Với bao biến động và thăng trầm trong quá khứ, kênh đào Suez cũng có vai trò quan trọng đối với hàng hải thế giới và trao đổi, buôn bán quốc tế.
- Quảng đường vận chuyển được rút ngắn khi qua kênh đào Suez với vòng qua châu Phi, giảm tải đáng kể quãng đường dài 6000km và các rủi ro ngoài khi phải đi ngang qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi).
- Sự hoạt động đều đặn của kênh đào Suez đem lại nhiều lợi ích cho ngành hàng hài quốc tế: rút ngắn quãng đường vận chuyển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương và Thái Binh Dương và ngược lại rất nhiều so với phải vòng qua châu Phi, làm giảm chi phí vận tải, tăng cường giao lưu kinh tế, tăng cường các hoạt động hàng hải quốc tế. Mặt khác giảm thiểu nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn cho vận chuyển xuyên quốc gia.
- Ai Cập thu được nguồn lợi rất lớn từ kênh đào Suez nhờ vào việc thu lệ phí tàu bè khi qua kênh, phát triển các ngành dịch vụ phục vụ tàu bè, buôn bán hàng hóa với nhiều nước trên thế giới,… Vì vậy nếu Suez đóng cửa trong thời gian dài sẽ là tổn thất lớn đối với kinh tế Ai Cập.
Tuy nhiên, kênh đào Suez gần đây vẫn gặp một số hạn chế nhất định cần khắc phục để phát triển dịch vụ được lâu dài. Năm 2014, chính quyền Ai Cập đã tiến hành dự án mở rộng kênh đào Suez từ 61m lên 312m trên một quãng đường dài hơn 30km. Dự án mất 1 năm để hoàn tất xây dựng và kết quả là kênh đào Suez đã có thể đón tàu đi qua theo cả hai hướng cùng lúc. Tuy nhiên bất chấp việc kênh đào đã rộng rãi hơn trước kia, tai nạn gây tắc nghẽn giao thông vẫn thi thoảng xảy ra và vụ mắc cạn của tàu Ever Given chỉ là sự cố mới nhất. Trước đó, năm 1937, tàu Viceroy of India đang trên đường tới Anh đã mắc cạn và khiến 700 hành khách đi trên nó và nhiều tàu khác bị kẹt lại. Sự cố khiến kênh đào Suez ngưng hoạt động một thời gian dài mới được khơi thông. Năm 1953, tới lượt một tàu chở hàng của Anh mang tên Lord Church cũng bị mắc cạn, khiến 6 tàu khác đi sau nó bị kẹt lại tại kênh đào Suez. Chỉ một năm sau, một tàu chở dầu 10.000 tấn có tên World Peace đã đâm phải một cầu đường sắt chạy qua kênh đào Suez và gây ra một vụ tắc ngẽn khác. Và chưa dừng lại ở đó, vào năm 2004, tàu chở dầu Tropic Brilliance bị mắc cạn trong 3 ngày và phải nhờ sự trợ giúp mới có thể nổi trở lại. Năm 2006, tàu hàng Okal King Dor treo cờ Hong Kong với tải trọng 93.000 tấn đã mất lái do bão cát và gió mạnh rồi đâm vào bờ kênh. Phải mất 4 tàu kéo cỡ lớn làm việc cật lực trong 8 giờ mới giúp con tàu trở lại lộ trình ban đầu.
Có thể thấy, các sự cố trong hoạt động liên tục xảy ra, và có thể vẫn còn tiếp diễn trong tương lai. Phía công ty dịch vụ kênh đào Suez nên cần các giải pháp lâu dài hơn trong việc xử lí triệt để và hạn chế các rủi ro tương tự.
Nguồn: SmartLink Logistics.
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
Bình luận