Nhóm cổ phiếu Logistics vẫn tăng trưởng trong một năm khó khăn
Nước ta đang tích cực nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để ngành logistics hoạt động hiệu quả cả trong nước và thị trường xuất khẩu. Những đơn hàng lớn xuất đi Mỹ bằng đường biển đang là điểm sáng giữa bức tranh Covid ảm đạm. Giữa những dấu hiệu sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp khác với sự những biện pháp giãn cách thì ngành logistics vẫn trong tình trạng thiếu hụt container rỗng nghiêm trọng.
Theo đó kéo giá cước vận chuyển lên cao tạo nên doanh thu tăng trưởng vượt trội cho một số doanh nghiệp ngành logistics. Bên cạnh đó, dưới sự đong băng của việc vận tải bằng ngành hàng không đã mở ra một cơ hội lớn để ngành Logistics đặc biệt là đường biển vượt lên thống trị ngành vận tải các chuỗi cung ứng
- Transimex (TMS): Thị giá tăng trưởng đột phá
Xét về hoạt động kinh doanh, 6 tháng đầu năm TMS đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 227,4 tỷ đồng, tăng mạnh 55% so với cùng kỳ năm 2020. Trên thị trường, cổ phiếu TMS đang điều chỉnh nhẹ sau đợt tăng mạnh. Hiện, TMS đang giao dịch tại mức 59.500 đồng/cp, tăng cao gấp 3 sau một năm.
- VSC: Sản lượng tăng, lợi nhuận tăng
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 tăng 149 tỷ đồng. Tức ghi nhận mức tăng 32% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần tăng 13,8% so với cùng kỳ lên 912 tỷ đồng. Ngoài ra theo tổng cục Hải quan thì tổng kim ngạch xuất khẩu quý 2 tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái. Cảng vụ Hải Phỏng cũng ghi nhận sản lượng container qua 2 cảng của VSC tăng 22.5% so với năm 2020.
Cổ phiếu VSC có diễn biến tăng giá trong 6 tháng qua. So với 3 tháng đầu năm, giá cổ phiếu VSC tăng hơn 40%
- PVTrans (PVT) vượt 30% kế hoạch năm
Trong năm 2021, PVT đặt mục tiêu đạt 6.000 tỷ đồng doanh thu và LNST đạt 404 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm, PVT đã thực hiện được 91% kế hoạch doanh thu và vượt 30% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.
Trên thị trường, cổ phiếu PVT đang giữ vững xu thế tăng giá qua các nhịp điều chỉnh, thị giá hiện tại chốt phiên 21/9 đạt 24.350 đồng/cổ phiếu, so với đầu năm 2021 đã tăng 74%.
- MVN của tổng công ty Hàng hải Việt Nam: Cổ phiếu tăng trần liên tiếp
Khối cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đạt lợi nhuận 1.402 tỷ đồng, tăng gần 10% so kế hoạch. Trong năm 2021, doanh nghiệp mã MVN sẽ triển khai thực hiện thực hiện một loạt các dự án cảng biển lớn như dự án Bến số 4, 5 cảng cửa ngõ Lạch Huyện, nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn, các dự án đầu tư của Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu.
Cố phiếu MVN vẫn giữ xu thế tăng trần liên tiếp, hiện tại đạt 37.100 đồng/ cổ phiếu.
Một số giá trị cổ phiếu khác của những doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics:
MÃ CK |
TÊN CÔNG TY |
GIÁ 30/09/20 |
GIÁ 30/09/21 |
VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG |
GMD |
CTCP Gemadept |
23,950 |
49,200 |
14,827.80 tỷ |
PVT |
Tổng CTCP Vận tải Dầu khí |
13,450 |
23,200 |
7,508.71 tỷ |
PJT |
CTCP Vận tải Xăng dầu đường Thủy Petrolimex |
10,200 |
12,200 |
187.40 tỷ |
VSC |
CTCP Container Việt Nam |
36,400 |
59,200 |
3,263.27 tỷ |
TMS |
CTCP Transimex |
31,400 |
63,300 |
5,130.17 tỷ |
SFI |
CTCP Đại lý Vận tải SAFI |
19,900 |
50,200 |
790.80 Tỷ |
HAH |
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An |
13,250 |
62,400 |
2,957.31 tỷ |
MVN |
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam |
10,000 |
39,600 |
47,543.28 tỷ |
VNL |
CTCP Logistics Vinalink |
17,200 |
29,000 |
261 tỷ |
STG |
CTCP Kho vận miền Nam |
14,800 |
25,800 |
2,534.94 tỷ |
CLL |
CTCP Cảng Cát Lái |
29,100 |
36,750 |
1,249.50 tỷ |
Bảng: Giá trị cổ phiếu của những doanh nghiệp đầu ngành Logistics trong quý 3 năm 2020 đến 2021 (ĐVT: đồng/ CP)
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận