TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN SANG AI CẬP CUỐI 2022

Những biến động phức tạp và leo thang trong kinh doanh quốc tế đã và đang ảnh hưởng đến giao thương giữa Việt Nam và Ai Cập. Xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường này cũng đang chịu tác động không nhỏ trong năm 2020.

Ai Cập – bạn hàng nhập khẩu hàng thủy hải sản quan trọng

Thủy hải sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Ai Cập. Trong đó, cá ngừ chiếm ưu thế trong tỷ trọng hàng xuất sang thị nước này. Ai Cập được đánh giá là nhà nhập khẩu thủy sản cá ngừ lớn thứ 13 của Việt Nam.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá cá ngừ xuất khẩu qua Ai Cập trong tháng 10 vừa qua chỉ đạt được 569 nghìn USD, giảm đến 41%. Tính gộp 10 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủy sản kể trên đạt 13.5 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đối với quan hệ với các quốc gia Trung Đông, xuất khẩu cá ngừ sang Ai Cập đứng thứ 2, sau Israel.

Ai Cập – cơ hội mới cho hàng xuất thủy hải sản Việt Nam

Ai Cập nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung đang là thị trường mới được các nhà chế biến thủy sản Việt Nam lựa chọn. Hướng đi này nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ thực trạng cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tiêu thụ giảm tại các thị trường truyền thống.

Tại thị trường Ai Cập, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được ưa chuộng vì mức giá tốt, thơm ngon. Đặc biệt, hàng cá ngừ được tiêu thụ mạng tại đây vì là nguyên liệu quan trọng trong nhiều món ăn.

Tại Ai Cập, cá ngừ cắt nhỏ và cắt khúc được yêu thích nhất với lần lượt 51% và 45% tổng số lượng tiêu thụ. Cá ngừ đóng hộp chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngoài ra, cá ngừ để làm salad ở phân khúc cao cũng dần được quan tâm.

Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ 2 sản phẩm thủy sản này cho Ai Cập, đứng sau Thái Lan. Hiện nay, giá mặt hàng cá ngừ nhập từ Thái Lan vào nước này đang tăng cao. Ngoài ra, Ai Cập đang đa dạng hóa nguồn cung từ Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia để hạn chế việc phụ thuộc vào một nhà xuất khẩu duy nhất.

Đó là cơ hội lớn cho thủy sản xuất khẩu Việt Nam mở rộng thị phần tại Ai Cập. Ngoài các sản phẩm thông thường, các sản phẩm phân khúc cao có thể được tiêu thụ mạnh hơn khi người dùng ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe. 

Ai Cập – Tác động leo thang của lạm phát

Trong bối cảnh hiện tại, Ai Cập đang đối mặt với khó khăn kinh tế và sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn ngoại tệ tại các ngân hàng. Điều này khiến việc giải quyết thanh toán với các đối tác gặp khó khăn, trì trệ.

Trong quý III năm nay, Chính phủ nước này tiếp tục siết chặt quản lý ngoại hối và hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng.

Trong cả năm 2022, vấn đề lạm phát leo thang khiến đồng tiền của Ai Cập (EPG) bị mất giá so với USD lên đến 35%. Sự phá giá kể trên đã làm nền kinh tế nước này chìm sâu vào khủng hoảng. Vì vậy, giá hàng thủy hải sản xuất khẩu vào thị trường này đã tăng cao.

Từ đó, lượng tiêu thụ và nhu cầu đối với hàng xuất thủy hải nói chung và cá ngừ nói riêng giảm mạnh. Xu hướng leo thang này sẽ tiếp tục gây ra sự không ổn định và khả năng suy giảm cao cho xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Ai Cập.

Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?215-217 Tran Hung Dao, Co Giang Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bãi  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freight, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan

Bình luận

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner