Các nhà đầu tư nông sản đang kỳ vọng điều gì trước báo cáo quan trọng của Bộ nông nghiệp Mỹ?
Trong 2 tuần gần đây, giá của các loại nông sản đang được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) liên thông với Sở Chicago, Mỹ đều chỉ giằng co trong các khoảng đi ngang và biên độ hẹp.
Giá ngô kỳ hạn tháng 12 liên tục trải qua các phiên tăng giảm đan xen, nhưng biến động trong phiên chỉ dưới 20 cents, cụ thể trong khoảng 540 – 560 cents/giạ. Diễn biến này trái ngược với giai đoạn sôi động trong 3 tháng trước khi giá ngô thường xuyên có những phiên chạm mức kịch trần – kịch sàn. Kịch bản tương tự cũng đang xuất hiện trên thị trường đậu tương và lúa mỳ.
Đóng cửa ngày 11/8/2021, giá ngô trên sở Chicago tăng hơn 1.09% lên mức 559.25 cents/giạ (220.17 USD/tấn), giá đậu tương giao tháng 11 tăng 0.24% lên mức 1340 cents/giạ (492.37 USD/tấn).
Nhà đầu tư trong nước thận trọng trước giờ báo cáo
Vào 23h tối nay theo giờ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ phát hành báo cáo Cung- cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 8. Đây là nơi USDA đưa ra những dự báo mới nhất về vụ mùa của Mỹ và các nước khác. Tâm lý chung của thị trường đang rất thận trọng, bởi báo cáo hàng tháng của USDA thường gây ra biến động rất lớn đối với thị trường nông sản. Báo cáo tháng 8 còn được coi là bước ngoặt về cán cân cung – cầu, nên tác động thậm chí sẽ còn mạnh hơn so với bình thường, có thể sẽ tạo ra một xu hướng tăng hoặc giảm kéo dài trong vài tuần, hoặc vài tháng sau đó.
- Theo số liệu từ Trung tâm Thanh toán Bù trừ MXV, giá trị giao dịch nông sản khá ổn định trong vài ngày qua, nhưng lượng tiền nộp ký quỹ tăng vọt khoảng 15 – 20% so với ngày bình thường.
- Nguyên nhân do các nhà đầu tư trong nước muốn đảm bảo an toàn cho vị thế mở trước báo cáo, và một nhóm nhà đầu tư muốn tranh thủ sự biến động của thị trường để “lướt sóng” và kiếm lợi nhuận trong và sau báo cáo.
Nguồn cung của Mỹ liệu có thắt chặt như kỳ vọng của giới phân tích?
Thông thường, tháng 8 là giai đoạn giá ngũ cốc đã bước vào xu hướng giảm khi sắp bước vào giai đoạn thu hoạch ở Mỹ và thời tiết hạn hán của mùa hè đã dịu đi. Nhưng đối với mùa vụ 2021/22, khung thời tiết khô hạn vẫn đang gây ra rất nhiều lo lắng đối với sản lượng thu hoạch các loại nông sản ở Mỹ.
Chất lượng lúa mỳ vụ xuân đang thu hoạch bị đánh giá ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua, trong khi chất lượng ngô và đậu tương cũng thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Vì thế, câu hỏi rất lớn cần đặt ra trước báo cáo Cung – cầu tháng 8 này, là USDA có giảm mạnh các dự báo về năng suất, sản lượng và tồn kho của Mỹ hay không.
Theo dự báo của Reuters, năng suất đậu tương của Mỹ sẽ giảm so với báo cáo tháng 7 của USDA, từ 50.8 xuống 50.4 giạ/mẫu, và năng suất ngô sẽ giảm từ 179.5 xuống 177.6 giạ/mẫu. Điều này sẽ gián tiếp làm giảm sản lượng thu hoạch trong năm nay, nhưng theo đánh giá của MXV, mức giảm này vẫn còn ít hơn so với thực tế mùa vụ hiện nay. Theo báo cáo Tiến độ mùa vụ hàng tuần, hiện chỉ có 64% diện tích trồng ngô tại Mỹ đang có chất lượng tốt & tuyệt vời, thấp hơn nhiều mức 71% cùng kỳ năm 2020. Tương tự, chất lượng đậu tương đạt 60%, kém 14% so với năm ngoái.
Biến số Brazil, Nga và Trung Quốc
Bên cạnh các số liệu về mùa vụ của Mỹ, giới đầu tư nông sản đang rất chờ đợi số liệu sản lượng ngô của Brazil, sản lượng lúa mỳ của Nga và nhập khẩu các loại nông sản của Trung Quốc. Các mảnh ghép này sẽ giúp thị trường có được bức tranh tổng thể về cung – cầu hiện nay và đưa ra quyết định giao dịch một cách hợp lý nhất.
- Mùa vụ ngô năm 2020/21 của Brazil có mức sản lượng không quá thấp trong lịch sử, nhưng những gì đã diễn ra chỉ có thể được miêu tả bằng một từ “tồi tệ”. Trước khi gieo trồng, mọi dự báo đều hướng đến mức sản lượng khoảng 110 triệu tấn. Nhưng đến nay, khi ngô đã thu hoạch được hơn 50% diện tích, các dự báo về sản lượng đã ở dưới mức 90 triệu tấn, sụt giảm tới gần 20% so với các kỳ vọng ban đầu.
- Mới đây, trong báo cáo ngày 10/08/2021, chính phủ Brazil đã giảm dự báo sản lượng ngô của nước này từ 93,4 xuống còn 86,65 triệu tấn. Vì thế, sẽ không có gì bất ngờ nếu USDA hạ dự báo sản lượng ngô của Brazil đi 6 hay 7 triệu tấn trong báo cáo tháng 8 này.
Tương tự ngô Brazil, mùa vụ lúa mỳ của Nga cũng đứng trước nguy cơ bị giảm sản lượng, do thời tiết khô hạn. Tối 11/8, hãng tin uy tín của Nga – IKAR đã giảm dự báo sản lượng lúa mỳ từ 78,5 xuống còn 77 triệu tấn, so với mức 85 triệu tấn trong báo cáo tháng 7 của USDA. Đương nhiên, giới phân tích đều dự báo USDA sẽ phải giảm con số sản lượng này, và điều thị trường chờ đợi chỉ là mức giảm sẽ là 2 – 3 hay 4 – 5 triệu tấn. Sự thắt chặt nguồn cung tại hai nước sản xuất lớn này là tiêu biểu cho mùa vụ nông sản năm nay trên toàn thế giới, có thể sẽ giúp hình thành một xu hướng tăng mạnh của ngũ cốc trong trung và dài hạn.
Về nhu cầu, lượng nhập khẩu nông sản tăng đột biến của Trung Quốc là một trong những điểm nổi bật của thị trường trong niên vụ 2020/21 và là một trong những nguyên nhân khiến giá nông sản tăng vọt trong 5 tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong tháng 7, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc chỉ đạt 8.67 triệu tấn, giảm mạnh 14.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cũng được dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống trong tháng 8, và sẽ có tác động tiêu cực lên giá nông sản, đối trọng lại các thông tin về nguồn cung.
Các nhà đầu tư nên làm gì trước báo cáo?
|
Nguồn ST
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận