Cảng ở California tắc nghẽn tàu container không khác gì sự cố kênh đào Suez

Nước Mỹ cũng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chuỗi cung tương tự như ở kênh đào Suez khi có hàng chục tàu hàng lênh đênh ngoài khơi Los Angeles, chờ cập cảng.

Các cảng của bang California như ở Los Angeles và Long Beach là nơi đến của khoảng 1/3 hàng nhập khẩu vào Mỹ. Các cảng này là địa điểm nhập khẩu cơ bản của hàng hóa Trung Quốc và đã bị tắc nghẽn nghiêm trọng nhiều tháng qua.

Theo dữ liệu từ Sở giao dịch Hàng hải Nam California, ngày 1/4, 28 tàu đang neo đậu ngoài bờ biển, chờ có chỗ để dỡ hàng tại các cảng ở Los Angeles và Long Beach. 

Ông Kip Louttit, Giám đốc điều hành Sở giao dịch Hàng hải Nam California, các cảng ở nam California đang đối mặt với tình trạng tắc nghẽn hơn bao giờ hết. Ông cho biết: “Trong điều kiện bình thường, tàu container hiếm khi neo đậu”.

Dữ liệu từ cảng Los Angeles cho biết các tàu chở hàng hóa nhập khẩu trị giá hàng triệu USD như đồ đạc, phụ tùng ô tô, quần áo, đồ điện tử, đồ nhựa. Nguồn cung các loại hàng hóa này có thể bị suy giảm nặng nề ở Mỹ do tắc nghẽn tàu.

Ông Louttit cho biết do chi tiêu tiêu dùng tăng nên nhập khẩu cũng tăng, làm các cảng ở Mỹ quá tải. Các cảng đang lập kỷ lục về vận chuyển hàng hóa.

Tắc nghẽn tại các cảng ở California gây ra tình trạng giao hàng chậm trễ và thiếu hụt hàng hóa ở Mỹ. Tình trạng tắc nghẽn đạt đỉnh điểm hồi đầu tháng 2 nhưng liên tục diễn ra trong những tháng gần đây.

Ngày 30/1, tình trạng tắc nghẽn ở các cảng Nam California đã đạt kỷ lục khi 38 tàu container đang chờ dọc bờ biển để có chỗ cập cảng và dỡ hàng.

Hồi tháng 2, ông Gene Seroka, Giám đốc điều hành một cảng ở Los Angeles, đã cảnh báo các ủy viên cảng Los Angeles rằng các cảng sẽ bị tắc nghẽn do lượng hàng hóa nhập khẩu cao.

Tình trạng nghẽn tại các cảng ở California chỉ là một trong nhiều yếu tố của khủng hoảng chuỗi cung toàn cầu.

Các tàu thuyền chờ bên ngoài cảng, có thể chở theo hàng chục nghìn container biển, đang góp phần gây ra tình trạng thiếu hụt container trên toàn cầu.

Khách hàng đã bắt đầu nhận thấy tác động của tình trạng tắc nghẽn nói trên. Họ có thể phải chờ từ 5 tới 9 tháng từ ngày mua hàng mới nhận được hàng đã đặt. 

Trước đó, thời tiết giá lạnh ở Texas và thiếu hụt chip máy tính đã khiến các công ty phải tăng giá và trì hoãn sản xuất. Một số công ty như Nike, Honda và Samsung đã gặp rắc rối vì vấn đề chuỗi cung.

Do tắc nghẽn ở cảng California và thiếu hụt container toàn cầu, khách hàng có thể sẽ phải mua hàng giá cao hơn và có ít lựa chọn hơn khi ngày càng khó mua và sản xuất hàng hóa. Trong khi đó, các công ty buộc phải tranh giành nhau vỏ container và cạnh tranh nhau về ngày giao hàng.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK: ĐỒNG HÀNH TRÊN TỪNG MỤC TIÊU

 

Bình luận

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner