Dịch COVID-19 khiến xuất khẩu những tháng cuối năm vẫn khó dự đoán
Trong đợt bùng dịch lần này thì khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Bắc Ninh và Bắc Giang. Đây là hai địa phương có kim ngạch xuất khẩu rất lớn, đứng thứ 2 và thứ 8 của cả nước.
Theo Bộ Công Thương, dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp tới hoạt động của nhiều địa phương, nhất là một số tỉnh, thành trọng điểm ở khu vực miền Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội…
Chính vì vậy, khi trao đổi với phóng viên, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong thời gian tới.
– Trong tháng 5 chúng ta đã thấy dịch COVID-19 quay trở lại lần thứ tư và cũng đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất nhập khẩu ở một số tỉnh có sản xuất công nghiệp, thương mại lớn… Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã có dự báo như thế nào về tình hình xuất nhập khẩu trong những tháng tới, đặc biệt là từ nay đến cuối năm?
Ông Trần Thanh Hải:
- Có thể nói, với những diễn biến của dịch bệnh như hiện nay thì cũng rất khó để đưa ra những dự báo chính xác đến tận cuối năm.
- Trong đợt dịch này thì hiện nay, khu vực ảnh hưởng nặng nề là Bắc Ninh và Bắc Giang – đây là hai địa phương có kim ngạch xuất khẩu rất lớn, Bắc Ninh đứng ở vị trí thứ hai còn Bắc Giang đứng ở vị trí thứ 8 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước.
- Tác động đối với hai địa phương này chắc chắn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu chung của đất nước.
Chúng tôi cũng đang chờ đợi xem đợt dịch này có khả năng bị chặn lại sớm hay không và như vậy mới có thể thấy được tác động của đợt dịch đến đâu và ảnh hưởng của việc sụt giảm xuất khẩu (nếu có), đặc biệt là đối với nhóm hàng về điện tử và các máy móc thiết bị.
- Sau thời gian liên tục xuất siêu thì trong 5 tháng vừa qua, Việt Nam đã ghi nhận có nhập siêu.
- Theo ông, nguyên nhân do đâu và đây có phải là dấu hiệu bất thường hay không?
Ông Trần Thanh Hải:
- Có thể thấy, bức tranh thương mại trong 5 tháng vừa qua có nhiều nét nổi bật. Riêng xuất khẩu đã đạt kim ngạch hơn 130 tỷ USD, tăng trưởng gần 31%. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu cũng đã đạt trị giá tương tự với mức tăng nhập khẩu khoảng 35%.
- Cả hai con số này đều phản ánh hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay đang có sự phục hồi rất mạnh mẽ. Cùng với sức mua của thế giới cũng đang gia tăng trở lại, cũng như sự chuyển dịch của các nguồn cung, đặc biệt là đối với nhu cầu về hàng hóa của thị trường Việt Nam hiện nay đang gia tăng rất cao, do vậy các sản phẩm của Việt Nam hiện nay cũng đang có sự gia tăng xuất khẩu đáng kể.
Thực tế, sau 4 tháng cả nước vẫn duy trì mức xuất siêu thì đến tháng 5 nhập siêu quay trở lại. Tôi cho rằng điều này cũng không có gì quá bất thường, vì hiện nay các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều, mà chủ yếu là các nguyên liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, đặc biệt trong đó phục vụ cho sản xuất của nhóm hàng xuất khẩu.
Ví dụ như linh kiện điện tử, các nguyên phụ liệu trong ngành dệt may, da giày là những ngành hiện nay đang có đà phục hồi tăng trưởng rất mạnh mẽ và do vậy sự gia tăng nhập khẩu cũng là điều tất yếu.
- Thưa ông, các doanh nghiệp cũng đã có những kiến nghị về chi phí logistics tăng cao, đặc biệt là chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu và trong tháng 5 vừa rồi ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng cho thấy chi phí trong hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng khá cao. Ông có thể cho biết cụ thể những lý do nào khiến chi phí của doanh nghiệp tăng cao như vậy?
Ông Trần Thanh Hải:
- Chi phí logistics tăng cao trong thời điểm vừa qua có cả những yếu tố đến từ quốc tế và trong nước.
- Đối với quốc tế, đó là những chi phí liên quan đến cước tàu biển đã tăng từ quý 4/2020 và đến nay vẫn tiếp tục tăng cao (gấp từ 4-5 lần so với mức phí trước thời điểm quý 4 năm ngoái.)
Tuy nhiên, đây là mức tăng cước chung trên thị trường toàn cầu do sự gia tăng đột biến của dòng thương mại sau khi nền kinh tế của khu vực, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ cũng đang phục hồi. Vì vậy, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung,
- Còn đối với chi phí ở trong nước, thực tế cũng có những vấn đề về phí tại các cảng biển, như việc thu phí hạ tầng ở các cửa ngõ lớn; trong đó có Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng là những mối quan ngại của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Một số doanh nghiệp cho rằng lái xe của họ cũng đang gặp phải những khó khăn khi mà các yêu cầu về phòng dịch COVID-19 làm đội chi phí lên do bắt buộc phải có những chứng nhận xét nghiệm COVID-19. Bộ Công Thương có những giải pháp cụ thể như thế nào để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong trường hợp này hay không, thưa ông?
Ông Trần Thanh Hải
- Hiện nay, chúng ta cũng đang tuân thủ các biện pháp, các quy định về phòng dịch do Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đưa ra.
- Bộ Y tế cũng đã có những hướng dẫn để đáp ứng với tình hình mới, đặc biệt là việc cho phép sử dụng các test nhanh kháng nguyên để làm công cụ phục vụ xét nghiệm có độ chính xác tương đối cao.
- Cán cân thương mại của Việt Nam 5 tháng 2021:
Chính vì vậy, các địa phương cũng nên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để vẫn có thể đảm bảo hàng hóa lưu thông trong điều kiện tốt nhất vừa tránh gây ra những chi phí gia tăng không cần thiết, làm ảnh hưởng đến hoạt động logistics nói riêng cũng như sự vận hành của chuỗi cung ứng nói chung.
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn ST
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận