“BẬT MÍ” TRÌNH TỰ THỦ TỤC XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH VÀ TƯƠI SỐNG SANG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ NĂM 2022
Hàng thủy hải sản đông lạnh và tươi sống là một trong những mặt hàng có số lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế đứng top đầu của Việt Nam. Thời gian gần đây, Thị trường xuất khẩu thủy sản ở nước ta đang phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Dưới đây là 4 bước theo trình tự cơ bản các doanh nghiệp cần nắm rõ để tiến hành xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh và tươi sống.
• Bước 1: Kiểm tra mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu
Đầu tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu và kiểm tra “thật kĩ” xem mặt hàng thủy hải sản có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không trước khi tiến hành xuất khẩu dựa vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xuất khẩu không phải xin phép
- Loại thủy hải sản không có tên trong danh mục thuỷ hải sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
- Loại thủy hải sản có tên trong danh mục thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư, nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy hải sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
• Bước 2: Xác định mã HS của thủy hải sản
Xác định mã HS Code của mặt hàng là điều cần làm tiếp theo. Mã HS Code giúp doanh nghiệp phân loại hàng hóa và cũng là cơ sở để Hải quan tiến hành áp mức thuế suất phù hợp cho lô hàng.
Doanh nghiệp tiến hành tra mã HS Code thông qua Biểu thuế xuất nhập khẩu trên website chính thức của Hải quan Việt Nam.
• Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật
Thủy hải sản đông lạnh và tươi sống là những mặt hàng bắt buộc phải có chứng nhận kiểm dịch Health Certificate (HC) trước khi xuất khẩu. Health Certificate được hiểu là bằng chứng chứng minh cho chất lượng an toàn của sản phẩm xuất khẩu đã đủ điều kiện lưu hành tự do tại nước nhập khẩu. Đây là bước quan trọng mà doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý về thời gian đăng ký để tránh việc xuất khẩu hàng bị trễ so thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời gian cấp giấy chứng nhận kiếm dịch
- Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch. Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản không phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;
Cách đăng ký kiếm dịch như sau:
Chuẩn bị hồ sơ:
Thủy hải sản đông lạnh:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có).
- Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
Thủy hải sản tươi sống:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy hải sản với loài có tên trong danh mục loại thủy hải sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy hải sản cấm xuất khẩu.
- Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam với thủy hải sản/sản phẩm thủy hải sản thuộc danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Việt Nam hoặc tại Phụ lục của CITES.
- Yêu cầu về chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
- Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
- Tài liệu khác như giấy chứng nhận vùng, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy hải sản (nếu có),…
Nộp hồ sơ:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Cục Thú y. Các cán bộ sẽ tiến hành kiểm tra cẩn thận hàng hóa bằng cách kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,…
Nhận hồ sơ và trả kết quả:
Các cán bộ của Cục Thú y sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ thông báo kết quả và gửi giấy hẹn lấy giấy chứng nhận kiểm dịch. Nếu hồ sơ còn thiếu, doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các giấy tờ được yêu cầu.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu/cảng/sân bay
Các giấy tờ cần thiết khi khai báo hải quan gồm:
- Hóa đơn (Invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list);
- Chứng nhận xuất xứ (CO);
- Chứng nhận kiểm dịch (HC);
- Tờ cân;
- Tờ khai báo hải quan.
Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận