Cần thay đổi gì để thủy hải sản Việt Nam phát triển bền vững
Nếu bị thẻ đỏ sẽ không xuất khẩu được hải sản, lúc đó ngư dân dù có đánh bắt được cá cũng không bán được sang EU.
Sự kiện: Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo thẻ vàng IUU (chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định) từ ngày 23-10-2017.
Hậu quả: Từ khi EU áp dụng thẻ vàng năm 2017 đến nay, các công ty xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam (VN) có nguồn nguyên liệu hải sản đều chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt. Dù tốn thêm chi phí, mất nhiều thời gian nhưng hầu hết doanh nghiệp cho rằng việc tuân thủ quy định IUU sẽ mang lại nhiều lợi ích bền vững cho ngành thủy hải sản VN.
Trước đây, 30 – 35% thủy hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu. Tuy nhiên, từ khi áp dụng thẻ vàng, sản phẩm có nguyên liệu hải sản đánh bắt đều phải tuân thủ nghiêm quy định IUU. Cơ quan chức năng EU kiểm tra rất ngặt nghèo.
Theo đó, mỗi container hàng xuất khẩu có thể bị lấy mẫu với tỉ lệ chiếm tới 7%-10%. Đặc biệt hồ sơ, giấy tờ về nguồn gốc, xuất xứ hàng xuất khẩu phải được chuyển qua trước để họ kiểm tra rất kỹ.
Mỗi ngư dân hoay doanh nghiệp đều có thể giúp thủy hải sản Việt Nam phát triển bền vững
Ngư dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương đến bộ, ngành… đều phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi tài nguyên, hệ sinh thái biển, mối quan hệ với các quốc gia khác trên biển => VN đã thông qua Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực từ tháng 1-2019
Rất nhiều biện pháp bảo vệ thủy hải sản đã được chính quyền và nhà nước Việt Nam đề ra, nhưng giải pháp cốt lõi là chính mỗi người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên biển. Thủy hải sản của Việt Nam luôn luôn xứng đáng có mặt ở nhiều thị trường hơn nữa không chỉ riêng EU.
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận