Thủy hải sản xuất khẩu Việt Nam với thế giới nửa cuối năm 2022
Thủy hải sản là một trong 8 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch thủy hải sản xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt 8.5 tỷ USD. Hướng đến mục tiêu 10 tỷ đô, doanh nghiệp cần nắm bắt các thay đổi của thị trường thế giới.
Quy định mới của Nhật Bản liên quan đến khai báo thủy sản xuất khẩu
Công văn số 1562/QLCL-CL1 đã được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản gửi đến các cơ sở chế biến và cơ quan liên quan để hướng dẫn thực hiện cơ chế chứng nhận khai thác của Nhật Bản (JCDS).
Theo đó, cơ chế này áp dụng đối với các lô hàng thủy hải sản xuất khẩu có nguồn gốc từ 4 loài, bao gồm: cá Thu đao, Mực ống và mực nang, cá Thu và cá Trích và được khai thác sau ngày 01/12/2022.
Vì vậy, các lô hàng chế biến từ nguyên liệu và sau thời điểm kể trên khi xuất sang Nhật Bản phải kèm theo Giấy chứng nhận khai thác hoặc Xác nhận cam kết
Ngoài ra, với hàng xuất khẩu thủy hải sản có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phải có xác nhận cam kết cho phần nguyên liệu được khai thác sau thời điểm 01/12/2022 để được xuất khẩu vào Nhật.
Áp lực từ lạm phát và tỷ giá lên xuất khẩu hàng thủy hải sản
Tác động gián tiếp của chiến sự Nga – Ukraine gây ra tình trạng lạm phát và sự biến động về tỷ giá. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi các doanh nghiệp đã và đang sản xuất lượng hàng hóa thủy sản cho mùa lễ hội cuối năm.
Lạm phát chi phí đẩy tạo ra sự sụt giảm mạnh trong tiêu dùng. Tuy nhiên, việc các nước điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể làm cho hàng xuất thủy hải sản của Việt Nam rẻ hơn.
Ở chiều ngược lại, điều đó sẽ làm tỷ giá thay đổi theo chiều hướng làm tăng chi phí đầu vào cho các cơ sở chế biến thủy hải sản xuất khẩu.
Do đó, xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam có nguy cơ không duy trì được nhịp độ tăng trưởng ấn tượng như các tháng đầu năm.
Tuy nhiên các doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội từ việc thiếu hụt nguồn cung tôm, cá hộp, cá ngừ ở châu Âu để mở rộng thị phần.
Quy định mới của Trung Quốc về nhập khẩu hàng thủy hải sản đông lạnh
Có thể tóm tắt quy định mới của Trung Quốc về kiểm soát Covid-19 đối với thực phẩm lạnh nhập khẩu như sau.
Đối với doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2, Trung Quốc sẽ kiểm tra trực tuyến trong vòng 01-02 tuần.
Nếu doanh nghiệp không sắp xếp kiểm tra trực tuyến theo thời hạn trên, Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ xem xét dừng thông quan lô hàng và hủy bỏ tư cách đăng ký xuất khẩu của doanh nghiệp
Nếu phát hiện các vấn đề còn tồn tại thì căn cứ theo quy định liên quan để yêu cầu thực hiện các biện pháp xử lý.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần tuân thủ các chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền trong quy trình xuất khẩu thủy hải sản sang Trung Quốc để hạn chế rủi ro xảy ra.
Trường hợp có cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2, doanh nghiệp cần tuân theo các yêu cầu phục vụ cho quá trình kiểm tra của cơ quan Trung Quốc.
Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận