XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN: TÔM LÀ MẶT HÀNG CHỦ LỰC
Tôm luôn là sản phẩm chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng thủy hải sản xuất khẩu những năm qua. Mặt hàng tôm tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tham gia vào hoạt động kinh doanh và ngày càng đạt được những cột mốc ấn tượng.
Tôm – điểm sáng của hàng xuất thủy hải sản Việt Nam
Trong số các mặt hàng thủy hải sản, tôm vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt trong năm 2021. Dù đối diện với khó khăn từ làn sóng Covid-19 thứ 4, xuất khẩu tôm Việt Nam cán mốc 3,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020.
Trong 10 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản này đã đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ. Con số này kỳ vọng sẽ đạt trên 4,4 tỷ USD vào cuối năm nay, ghi dấu mức tăng trưởng 14% so với năm 2021.
Xét về cơ cấu, tôm chân trắng và tôm sú lần lượt dẫn đầu với 75% và 13% kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trường.
Điểm mặt những thị trường tiềm năm cho xuất khẩu thủy sản tôm Việt Nam
Năm 2022, bản đồ xuất khẩu hàng thủy hải sản Việt Nam nhìn chung vẫn duy trì với các bạn hàng lớn từ năm 2021.
Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất cho sản phẩm tôm từ Việt Nam, với 28% kim ngạch (2021). Cùng kỳ, EU và Anh lần lượt nắm giữ các vị trí tiếp theo với tổng 22%.
Nhật Bản cũng là một thị trường lớn với 15% kim ngạch hàng tôm xuất khẩu. Ngoài ra, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng chiếm hơn 10% kim ngạch.
Đối diện các thách thức khi xuất hàng thủy sản tôm
Tại thị trường Mỹ, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu thủy hải sản lớn từ Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Tỷ trọng tôm nhập khẩu từ Việt Nam của Hoa Kỳ chỉ chiếm chưa đến 10%.
Mặt khác, mặt hàng thủy hải sản này của nước ta còn gặp bất lợi vì các sản phẩm tôm giá rẻ từ Ấn Độ và Ecuador và lợi thế không bị đánh thuế chống bán phá giá của Indonesia.
Vì vậy, để thâm nhập sâu hơn, các cơ sở chế biến thủy hải sản xuất sang thị trường này cần đầu tư vào các mặt hàng có hàm lượng chế biến cao hoặc không bị đánh thuế chống bán phá giá.
Với thị trường EU và Anh, thủy hải sản xuất khẩu từ các nước phải đáp ứng các yêu cầu cao về chất lượng và trải qua quá trình kiểm soát kỹ lưỡng.
Lời kết
Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiến hành đầu tư hệ thống sản xuất, phân phối, chú trọng vào chất lượng sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn tại các thị trường tiềm năng.
Bên cạnh đó, các quy định liên quan của Chính phủ các nước cần được nhà xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam tuân thủ và áp dụng để đưa con tôm Việt Nam vươn xa hơn nữa trên bản đồ thương mại quốc tế.
Gọi vào hotline: 1900 636 515 để biết thêm thông tin chi tiết
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận