Đơn hàng cá ngừ của Việt Nam phải quay đầu vì xung đột Nga – Ukraine
“Các doanh nghiệp đang phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác”, VASEP cho biết.
Ngoài ra, chi phí nhiên liệu tăng dự kiến sẽ đẩy giá cá ngừ nguyên liệu thô tăng do chi phí đánh bắt tăng. Cùng lúc, giá cước vận chuyển đường biển vốn đã ở mức “cắt cổ”, dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn. Và hiện các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, tăng chi phí vận chuyển.
Vì vậy, nếu cuộc xung đột tiếp tục leo thang, giá của hầu hết các loại dầu thực vật dùng để chế biến cá ngừ sẽ tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, đẩy chi phí sản xuất cá ngừ đóng hộp, đóng túi tăng theo.
“Do đó, dự kiến XK cá ngừ của Việt Nam trong những tháng tới sẽ giảm tốc”, lãnh đạo VASEP đánh giá.
Dẫn số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, VASEP cho biết, tính đến hết năm 2021, Nga và Ukraine là hai trong số 20 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ đông lạnh của Việt Nam tính theo giá trị.
Nga hiện là thị trường NK cá ngừ lớn thứ 13 của Việt Nam. Năm 2021, giá trị xuất khẩu (XK) cá ngừ sang Nga đạt hơn 14 triệu USD, chiếm 2% tổng giá trị XK cá ngừ của cả nước. Đặc biệt, trong tháng 1/2022, XK cá ngừ sang Nga tăng 427% so với cùng kỳ.
Còn Ukraine, là thị trường NK cá ngừ lớn thứ 19 của Việt Nam, giá trị XK cá ngừ đã tăng gấp 58 lần trong 10 năm, từ mức 115 nghìn USD năm 2012 lên 6,8 triệu USD năm 2021. Và trong 5 năm trở lại đây, giá trị XK cá ngừ tăng liên tục. Riêng năm 2021, giá trị XK tăng 106% so với năm 2020, và tăng gấp 3 lần so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 1% tổng giá trị XK cá ngừ của cả nước.
Mặt khác, hai nước này đang là nhà cung cấp dầu hướng dương quan trọng nhất cho thị trường toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam.
Nguồn ST
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận