EFTA: Điểm đến mới trong thúc đẩy thương mại Việt Nam – Châu Âu.

Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu (tiếng Anh: European Free Trade Association; viết tắt: EFTA)  được thành lập vào ngày 3/5/1960, bao gồm các nước châu Âu không đủ khả năng hoặc lựa chọn không gia nhập vào Liên minh châu Âu (EU). Hiệp hội đang hoạt đọng như một khối mậu dịch tự do, với các bước phát triển lớn trong tương lai.

Hiệp ước EFTA được kí vào ngày 4/1/1960 tại Stockholm bởi 7 nước bên ngoài EU. Đến ngày nay Hiệp hội chỉ còn lại các quốc gia thành viên bao gồm: Iceland, Na Uy, Thụy Sỹ và Liechtenstein (trong đó Na Uy và Thụy Sỹ là các hội viên sáng lập). Sau này, Hiệp ước Stockholm được thay thế bởi Hiệp ước Vaduz.

Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán, trao đổi giữa các nước thành viên Hiệp hội. Ba nước thành viên của EFTA là một phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu, nhờ việc thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) (có hiệu lực từ năm 1994). Một quốc gia thành viên khác là Thụy Sỹ cũng chọn kí kết một thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu. Ngoài ra, các nước thuộc EFTA cũng kí chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác.

 

 

  • Vào năm 1999, Thụy Sỹ đã kí kết thỏa hiệp song phương với phía Liên minh châu Âu, bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có mục tiêu phá bỏ các cản trở thương mại như việc di chuyển nguồn nhân lực cùng với vận tải hàng hóa và kĩ thuật giữa đôi bên. Sự phát triển này trở thành động lực thúc đẩy các nước thành viên EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình, bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo ra một kết quả thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc giao thương trong các nước thành viên trong khu vực và với thế giới.

 

  • Ý tưởng được bắt đầu từ việc hình thành liên kết Khu vực thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam – Thuỵ Sỹ. Về sau, nhu cầu được mở rộng thành FTA Việt Nam – EFTA đã được các lãnh đạo cấp cao hai bên trao đổi từ năm 2009. Từ tháng 5/2010, hai bên chính thức thành lập tổ chức “Nhóm nghiên cứu hỗn hợp” nhằm mục đích tạo dựng các báo cáo tổng hợp về quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư phục vụ việc đánh giá các cơ hội tiềm năng và thách thức từ việc đàm phán và ra quyết định hình thành FTA Việt Nam – EFTA..

 

  • Vào ngày 21/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng với các cơ quan liên quan tiến hành khâu chuẩn bị và thủ tục đối ngoại cần thiết để khởi động buổi đàm phán FTA giữa Việt Nam và Khối EFTA vào quí I/2012. Cho tới thời điểm hiện tại, đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam – EFTA đã trải qua rất nhiều phiên đàm phán, nhưng do cách tiếp cận của hai bên còn khác biệt nhiều, do vây mà vẫn chưa thể đạt được dự định kết thúc đàm phán trong năm 2014.

 

Về phương diện hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước thành viên EFTA các mặt hàng thuỷ sản, nông sản như cà phê, hạt điều, sản phẩm từ chất dẻo, gỗ và sản phẩm làm từ gỗ, hàng dệt-may mặc, giầy dép, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng,… và nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm cơ khí, thiết bị viễn thông, phương tiện giao thông, hoá chất, phân bón, chất dẻo…

Tuy nhiên, đáng mừng là đã xuất hiện các dấu hiệu khả quan về việc kí kết trong thời gian gần đây. Theo bà Lê Linh Lan, nguyên là đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ, cho hay rằng hai bên đang đẩy nhanh tiến độ trong việc kí kết Hiệp định trong năm 2021 nhân dịp hai nước đang kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971-2021).

Theo các chuyên gia cho biết, dự tính sẽ có dòng vốn đầu tư từ phía Thụy Sĩ vào Việt nam thời gian tới có thể đến từ các doanh nghiệp vưa và nhỏ trong các thị trường dịch vụ, công nghệ và sản xuất. Hiện tại, Thụy Sĩ đang là đối tác thương mại quan trọng và là nhà đầu tư châu Âu đứng thứ 6 đối với Việt Nam với tổng đầu tư khoảng 2,058 tỉ USD, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện lực. Hy vọng rằng, với các nguồn lực và quan hệ giữa hai nước ở hiện tại có thể xúc tiến đến Hiệp định thương mại Việt Nam – EFTA được thành công tốt đẹp, mang lại nhiều lợi ích kinh tế tiềm năng cho Việt Nam.

Nguồn: SmartLinkLogistics.

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK: ĐỒNG HÀNH TRÊN TỪNG MỤC TIÊU

Bình luận

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner