IFC cấp vốn cho 6 ngân hàng, hỗ trợ gần 2.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm tài khoá 2021

Với sự hỗ trợ của IFC, các ngân hàng đã phát hành 974 bảo lãnh với tổng giá trị 686 triệu đô-la Mỹ để hỗ trợ cho gần 2.000 nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

IFC – thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới thông báo gần 2.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam đã được hỗ trợ bởi chương trình tài trợ thương mại của IFC trong năm tài khóa 2021 – chương trình nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn COVID-19 và duy trì việc làm cho người lao động.

Trong bối cảnh gián đoạn sản xuất kinh doanh do đại dịch COVID-19 gây nên, kéo theo hạn chế về thanh khoản, trong 12 tháng qua, IFC đã thúc đẩy các hoạt động tài trợ thương mại và tài trợ chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp trong ngành dệt may và nông sản, tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và duy trì việc làm. 

Theo IFC, khả năng chống chịu của Việt Nam trước đại dịch COVID-19 trong năm 2020 đã giúp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trong khi doanh nghiệp ở hầu hết các quốc gia khác đã phải đối mặt với sự gián đoạn hoạt động kéo dài. Điều này đã giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại ở mức cao kỷ lục trong năm ngoái và duy trì việc làm cho người lao động. IFC đã ngay lập tức nâng cao hạn mức tài trợ thương mại cho các ngân hàng để đón đầu những thiếu hụt về tài trợ thương mại có thể xảy ra bởi đợt bùng phát đại dịch đầu tiên vào tháng 2/2020. Sang năm tài khóa 2021, IFC đã tiếp tục đẩy mạnh tài trợ thương mại tại Việt Nam nhằm hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu để thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế hậu COVID-19. 

Trong 12 tháng qua, Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC đã giúp sáu ngân hàng tại Việt Nam nâng cao năng lực đảm bảo rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với sự hỗ trợ của IFC, các ngân hàng đã phát hành 974 bảo lãnh với tổng giá trị 686 triệu đô-la Mỹ để hỗ trợ cho gần 2.000 nhà xuất khẩu và nhập khẩu. 

Sáu ngân hàng bao gồm Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng. 

  • “Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến khả năng cung cấp giải pháp tài trợ thương mại của các ngân hang, đồng thời cũng làm hạn chế sự tiếp cận của khách hàng đối với các giải pháp này. Hỗ trợ của IFC đã cho phép VPBank mở rộng việc giãn lịch thanh toán cho thêm nhiều khách hàng hơn, đồng thời cấp các khoản tài trợ mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa xuyên biên giới được thông suốt, giúp giảm bớt khó khăn về thanh khoản,” bà Võ Hằng Phương, Giám đốc Trung tâm Định chế Tài chính và Ngân hàng Giao dịch, VPBank cho biết.

Bên cạnh đó, IFC cũng cấp 418 triệu đô-la Mỹ cho các nhà cung cấp trong nước để duy trì thanh khoản khi đối tác mua hàng của họ yêu cầu gia hạn thời hạn thanh toán. Hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ Thương mại Chuỗi Cung ứng Toàn cầu của IFC để cấp vốn ngắn hạn cho các nhà cung cấp đang xuất khẩu hàng hóa cho bên mua quốc tế, bằng cách chiết khấu hóa đơn sau khi những hóa đơn này được bên mua chấp thuận.

  • Ông Hà Văn Tiến, Giám đốc Tài chính Công ty Cổ phần May Sơn Hà, một đối tác tham gia Chương trình Tài trợ Thương mại Chuỗi Cung ứng Toàn cầu của IFC, cho biết: “Cơ chế này của IFC giúp hỗ trợ các nhà cung cấp chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt ngay sau khi bên mua phê duyệt khoản phải thu. Điều đó đã giúp Sơn Hà nhận tiền thanh toán hóa đơn nhanh, giải quyết áp lực quay vòng vốn trong quản lý dòng tiền trong bối cảnh thương mại toàn cầu bị gián đoạn.”

Nhu cầu về tài trợ chuỗi cung ứng đã tăng đột biến trong giai đoạn đại dịch khi các nhà cung cấp bị hạn chế về thanh khoản do gián đoạn chuỗi cung ứng. Nhằm ứng phó với tình trạng này, tổng tài trợ chuỗi cung ứng của IFC đã tăng thêm 28% trong năm tài chính 2021, giúp 31 doanh nghiệp may mặc và nông nghiệp duy trì hoạt động và đảm bảo hơn 100.000 việc làm.

  • “Cũng như trong các cuộc khủng hoảng trước đây, kinh nghiệm sâu rộng trên toàn cầu của IFC đã góp phần duy trì sự luân chuyển hàng hóa thông suốt – đóng vai trò quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp – và ổn định việc làm tại Việt Nam trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. IFC sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tích lũy vốn lưu động và tăng cường hoạt động thương mại khi chu kỳ sản xuất phục hồi và các nền kinh tế được tái thiết sau khủng hoảng”, bà Nathalie Louat, Giám đốc Toàn cầu Tài trợ Thương mại và Chuỗi cung ứng IFC chia sẻ.

Nguồn ST

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU

? SMART LINK LOGISTICS ?
?40/25 Bui Vien, Pham Ngu Lao Ward, Dist 1, Hochiminh, Vietnam
? Hai Phong Branch ? Da Nang Branch ? Ha Noi Branch
✈️ Vận chuyển hàng không, ? Vận chuyển đường biển ? Thủ tục Hải Quan ? Kho Bải  ? Vận chuyển nội địa ? Vận chuyển hàng đi Mỹ
Hotline: +84903354157
Email: great@smartlinklog.com
Member: BNI, VCCI, VLA
———
✈️ ? For sea freight, airfreight, express, customs….
Smart Link Logistics could bring your cargo to the world.
Pro Vietnamese customs, Door To Door, FaceMask, Glove, Smart Link Logistics, Ocean Freight, Air Freigh, Express, Amazon, Heart Service
#haiquan #xuatnhapkhau #duongbien #smartlinklogistics #cuocvantaiquocte #logistics #thongquan

Bình luận

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner