Kênh Đào Panama – Con Đường “Thủy Lộ” Chủ Chốt Của Thế Giới
Xuyên qua khu rừng mưa nhiệt đới của Châu Mỹ, là một trong những kỳ quan tuyệt diệu nhất do bàn tay Con Người tạo ra trên hành tinh này. Đó là “Mẹ” của tất cả mọi lối tắt – Kênh đào Panama.
Hai trăm triệu tấn hàng đi qua các cửa khẩu của nó mỗi năm. Đây là một kiệt tác trong ngày xây dựng kênh đào.
Là một tuyến đường thủy nhân tạo dài 48 dậm (77 km) ở Panama kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Sứ mệnh kết nối hai lục địa
- Là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ.
- Kênh đào được hoàn thành bởi người Mỹ & tiến hành khánh thành, đưa vào sử dụng vào năm 1914.
- Trước khi có kênh đào Panama, một chiếc tàu đi từ San Francisco đến New York phải vòng xuống Cape Horn rồi đi ngược lên mất 12800 miles. Nếu sử dụng kênh đào này, chỉ mất 5000 miles là đến. Đây chính là lý do các kỹ sư đã nghĩ ra việc xây dựng kênh đào bằng cách xẻ ngang eo đất của Panama.
- Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Trên 1000 con tàu được vận chuyển đi qua kênh đào này mỗi tháng.
Kênh đào thay đổi diện mạo Thương Mại của Thế Giới
- Kênh đào trở thành 1 trong 7 kỳ quan của Thế Giới hiện đại nhờ vào quy mô và mức độ của nó. Tại đây tàu thuyền có thể “bơi” từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương trong vòng có 8 tiếng đồng hồ, nhanh hơn quãng thời gian trước kia gấp 40 lần.
- Hiện tại, đầu mối giao thông hàng hải xuyên đại dương này đã kết nối với 140 tuyến đường biển tới 1.700 hải cảng của 160 quốc gia. Theo Chính phủ Panama, doanh thu từ kênh đào Panama kể từ khi quyền quản lý công trình chiến lược này được trả về quốc gia Trung Mỹ từ tháng 12/1999 tới nay đã vượt ngưỡng 10 tỷ USD.
- Ngay khi kênh đào Panama hoàn thành đã có rất nhiều tàu thuyền sẵn sàng đi qua đó. Con kênh này mang lại 20 tỷ USD mỗi năm cho Panama (theo thống kê năm 2016). Ngày nay, con kênh vẫn hoạt động theo công suất tuyệt đối với sự đầu tư hơn nữa về việc mở rộng trang thiêt bị cũng như kim ngạch hàng hóa đi qua con kênh này đạt mức trên 400 triệu tấn/1 năm.
- Công trình đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí trong ngành vận tải thủy giữa hai đại dương. Mở ra cánh cửa giao thông thuận tiện cho tàu bè qua lại. Đóng vai trò quan trọng trong hàng hải quốc tế, rút ngắn thời gian vận chuyển, giao lưu kinh tế được dễ dàng, đặc biệt cho Hoa Kì.
- Không chỉ vậy, kênh đào Panama còn giúp giảm độ dài tuyến đường biển, giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm, an toàn cho người và hàng hóa, đem lại nguồn thu lớn cho Panama thông qua thuế hải quan. Nếu kênh đào bị đóng cửa thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Hoa Kì và toàn thế giới.
Kênh đào Panama, tuổi mới thách thức mới
- Bên cạnh những gặt hái thành công mà kênh đào mang lại. Khi bước đến sang tuổi mới, những thách thức mang lại cũng là điều mà các chuyên gia đáng lưu ý.
- Kênh đào Panama đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ tiềm năng. Tuy nhiên, với sức chuyên chở sắp đạt mức cực đại và cạnh tranh từ kênh đào Suez, Doanh thu đang giảm dần do lực cạnh tranh từ kênh đào này, do ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới (năm 2017)… Kênh đào Suez hiện có sức chuyên chở lớn hơn và đang tấn công mạnh mẽ vào thị phần giao thông đường thủy toàn cầu của kênh đào Panama. Trước tình hình đó, cơ quan chịu trách nhiệm kênh đào này đã lên chi 1.6 tỷ tăng sức chuyên chở và tăng vị thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, những tranh chấp lao động và chi phí phát sinh đang là những cản trở lớn để phát triển kênh đào này.
- Panama hy vọng nguồn doanh thu từ kênh đào Panama sẽ tiếp tục tăng khi làn tàu mới này cho phép các tàu trọng tải lớn loại Postpanamax đi qua được kênh đào, điều mà 2 làn âu thuyền trước đây chưa làm được do hạn chế về kích cỡ.
- Chậm trễ trong việc xây dựng các dự án phát triển có thể làm cho kênh đào này mất đi hàng triệu USD phí vận chuyển và cầu đường. Nhu cầu về kênh đào Panama vẫn tiếp tục tăng lên. Đồng thời, nó cũng đặt ra một trở ngại khi các công ty vận tải muốn đưa tàu thuyền lớn hơn vào kênh.
- Ô nhiễm môi trường do sự hiện diện của nhiều tàu thuyền cũng đe dọa không ít đến sự đa dạng sinh thái của cả một vùng Trung Mỹ.
Panama đã và đang ngày một hoàn thiện và nâng cao sức cạnh tranh của mình hơn nữa trong Ngành Hàng Hải Quốc Tế hiện nay. Năm 2020, một số dự án mới sẵn sàng xúc tiến để chuẩn bị “Bộ Áo Giáp Mới” một mặt tiến công cho công cuộc thu hoạch Doanh thu của mình, mặt khác để cạnh tranh với những kênh đào “láng giềng” mà họ đã chuẩn bị từ 2 năm trước nhằm khẳng định rõ vai trò và vị thế của mình trong giới Thương Mại Thế giới, xứng đáng với tên gọi “Kỳ Quan Nhân Tạo của Thế giới hiện đại”.
Nguồn logisticsinvietnam
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
Bình luận