Kênh đào Suez: Cửa ngõ cho thương mại toàn cầu.

Vụ việc con tàu chở container Ever Given bị mắc lại ở kênh đào Suez gần đây, chắn ngang và ngăn cản dòng phương tiện đến từ cả hai phía Bắc lẫn Nam, đã thu hút sự chú ý cùa cộng đồng quốc tế về tuyến đường thuỷ nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ.

Con kênh nhân tạo dài hơn 193km này được xây dựng bởi Suez Canal Company từ giữa năm 1859 và 1869, nhưng ý tưởng ban đầu thuộc về người Ai Cập cổ đại – hiển nhiên, mục tiêu của cả hai là như nhau: Mở ra một tuyến đường nối liền đông tây phục vụ cho thương mại toàn cầu. Nhờ vào tuyến đường đi qua kênh đào Suez, các tàu thuyền có thể đi trực tiếp từ Âu sang Á, tránh phải đi vòng qua châu Phi và tiết kiệm nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần đi lại. Với bề dày lịch sử hoạt động, có thể nhận thấy kênh đào Suez đóng vai trò vĩ mô trong kinh tế Ai Cập nói riêng, và quốc tế nói chung.

Cửa ngõ kết nối kinh tế Âu-Á: 

  • Kênh đào Suez được biết đến như kênh điều hướng dài nhất trên thế giới không bao giờ đóng cửa và điều hướng được thực hiện 24/7, tỷ lệ tai nạn dọc kênh này rất thấp, hầu như không xảy ra, cho phép các tàu chở dầu thô khổng lồ đi qua. Không chỉ góp phần thúc đẩy giao thương, kênh đào Suez được sử dụng như một cửa ngõ từ góc độ phòng thủ và chiến lược. Chạy dọc kênh đào được bảo vệ nghiêm ngặt bởi quân đội Ai Cập.
  • Vào năm 2014, Ai Cập đào một tuyến kênh đào Suez mới chạy song song với tuyến kênh đào Suez cũ. Kênh Suez mới có tổng chiều dài 72 km với tổng kinh phí 8,5 tỷ USD và đã hoàn thành trong vòng một năm. Kênh mới giảm thời gian chuyển hướng cho tàu từ khoảng 18-22 giờ xuống còn 11 giờ, và cắt giảm thời gian chờ đợi của tàu xuống còn 3 giờ so với trước đó từ 8 – 11 giờ.
  • Năm 2018, khoảng hơn 70.000 tàu với kỷ lục 4,2 tỷ tấn đã đi qua kênh kể từ khi khánh thành. Kênh mới ghi nhận số lượng tàu qua lại cao nhất trong một ngày với 81 tàu mang theo 6,1 triệu tấn hàng hóa. Đây là số lượng tàu quá cảnh cao nhất trong một ngày cho đến nay. Tàu du lịch siêu hạng hoàng gia Royal Carribean (Mỹ) – tàu du lịch lớn nhất thế giới có sức chứa hơn 4.200 hành khách và thủy thủ đoàn lên tới 1.500 người đã đi qua kênh đào Suez hay tàu Megamax 24 – một trong những tàu container lớn nhất thế giới có sức chứa 23.000 container cũng đã qua kênh.
  • Hiện nay có khoảng 12% khối lượng thương mại thế giới lưu chuyển qua kênh Suez. Kênh đào Suez ngày nay đã tạo một bước phát triển mạnh mẽ cho khu vực Suez và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia Ai Cập thành một trung tâm thương mại, hậu cần toàn cầu.

Thách thức mới dành cho kênh đào Suez sau những sự việc gần đây: 

  • Vụ mắc kẹt của tàu Ever Given không phải là sự việc đầu tiên tàu thuyền mắc kẹt tại kênh đào Suez. Trước đó đã có vụ tàu chở dầu Tropic Brilliance của Công ty Sovcomflot (Nga) mắc cạn vào năm 2004. Sự kiện này đã khiến kênh đào Suez phải đóng cửa trong 3 ngày. Sự ùn tắc do việc mắc kẹt tàu thuyền gây thiệc hại lớn cho cả phía các doanh nghiệp kinh doanh tàu biển và bên phía kinh tế Ai Cập. Có lẽ, phía dịch vụ kênh đào Suez cần phải chú ý hơn và cần có một biện pháp xử lí kịp thời với các vấn đề trên.
  • Sau sự việc trên, Nga đã thông báo về một tuyến đường mới hiệu quả hơn giữa châu Âu-Á. Tuyến đường biển này sẽ đi qua một số biển của Bắc Băng Dương, bao gồm biển Barents, biển Kara, biển Laptev, biển Đông Siberia, biển Chukchi và một phần biển Bering ở Thái Bình Dương. Theo như công bố thì “chuyến đi từ Murmansk tới Nhật Bản qua tuyến đường Biển Bắc là 9.280km, còn qua kênh đào Suez là 20.660km dặm”, tức là hiệu quả gấp đôi so với việc đi ngang qua kênh đào Suez.
  • Giá dầu thô bật tăng sau thông tin tàu container Ever Given dài 400m, nặng 224.000 tấn, đã mắc kẹt khi qua kênh đào Suez sáng 23/3 sau khi bị mất kiểm soát do gió lớn và bão bụi. Sự cố này đã làm gián đoạn việc trung chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez và làm dấy lên lo ngại ảnh hưởng đến nguồn cung dầu.

Không thể phủ nhận rằng kênh đào Suez đem đến một lợi ích lớn từ việc kết nối lục địa Á-Âu, khiến việc giao dịch, mua bán giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, với các hậu quả sau vụ việc tàu Ever Given bị kẹt lại ở giữa kênh, có lẽ phía kênh đào Suez nên cân nhắc nghiên cứu lại các biện pháp hộ trợ kịp thời, cũng như phòng tránh được các sự cố tương tự về sau. Sự kiện kẹt tàu này cũng mở ra cho các doanh nghiệp khác một con đường mới trong khai thác vận chuyển Âu-Á, nhưng nó có hiệu quả như chính việc sử dụng tuyến đường đi ngang kênh đào Suez hay không, thì vẫn còn là một câu hỏi chưa tỏ.

Nguồn: Smartlink Logistics.

Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.

SMARTLINK: ĐỒNG HÀNH TRÊN TỪNG MỤC TIÊU

Bình luận

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner