Logistics Việt vượt Lào, Campuchia… nhưng vẫn còn nhiều hạn chế
Nếu so sánh với các nước trong khu vực Philippines, Malaysia, Lào, Campuchia… thì năng lực của doanh nghiệp logistics Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu là rất lớn. Tuy nhiên, nhìn về tương lai phát triển thì logistics vẫn còn đó những hạn chế nhất định, cần được định hướng cụ thể, toàn diện.
Chúng ta chưa có một nền tảng số thích hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics với hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh 17 loại hình dịch vụ logistics khác nhau.
Thị trường cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam và thế giới cạnh tranh gay gắt khi thương mại điện tử phát triển vượt bậc với các hình thức dịch vụ logistics tiên tiến như E-logistics, Green logistics… khiến cho chi phí dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam còn tương đối cao.
Chưa kể, việc thiếu tính chuyên nghiệp, tự động hóa còn thấp, năng suất thực hiện dịch vụ chưa tiếp cận được các nước tiên tiến, việc ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ số hoá chưa cao dẫn đến giảm sức cạnh tranh so với thị trường quốc tế.
Định hướng cho ngành logistics phát triển trong thời gian tới, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, hiện nay, ngành logistics vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vậy nên, trong chiến lược phát triển của ngành, cần có sự hỗ trợ, liên kết giữa các doanh nghiệp để cùng thúc đẩy, phát triển thị trường. Cùng với đó, cần xây dựng những doanh nghiệp “đầu đàn” đủ năng lực, có quy mô để tư vấn, dẫn dắt các doanh nghiệp trong ngành theo mô hình cộng sinh, cùng tăng trưởng và phát triển.
Nguồn ST
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smartlink Logistics chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
SMART LINK: BEST SERVICE BEST YOU
Bình luận