Những điều hứa hẹn cho Việt Nam từ hiệp định RCEP.

Với kinh nghiệm dày dặn về sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông – thủy sản, các doanh nghiệp Việt sẽ có nhiều lợi ích trong tương lai sau khi hiệp định RCEP được thông qua.

Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia  (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) kí kết và thông qua vào ngày 15/11/2020.

 

  • “Trong thời điểm Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng bảo hộ đang nổi lên, RCEP được ký kết đánh dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước tham gia đàm phán”- Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh sau buổi lễ.

 

RCEP, với sự tham gia của 15 quốc gia thành viên, hứa hẹn tạo ra thị trường với quy mô trên 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới. Nhờ vào các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong các khu vực địa lý thuộc RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, FTA này được xem sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới.

 

Hiệp định cũng thiết lập thị trường xuất khẩu mới, đảm bảo ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây. Việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử… và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.

 

  • Bà Trần Kim Nga (Giám đốc đối ngoại công ty hệ thống bán lẻ MM Mega Market) nhận xét: “Việt Nam có thể là một trong những quốc gia nhận được nhiều lợi ích từ RCEP”. Nguyên nhân là những nước tham gia vào hiệp định đều có nhu cầu nhập khẩu nhiều các mặt hàng nông – thủy sản, những mặt hàng vốn đã thuộc thế mạnh của Việt Nam.

 

  • “Các tiêu chuẩn nhập khẩu trong hiệp định không quá khắt khe, thị hiếu tiêu dùng giữa các nước cũng khá tương đồng nên việc giao thương thuận lợi”- bà Nga nói. Mặt khác, RCEP cũng mở cửa cho các dịch vụ logistics, thương mại điện tử, tạo điều kiện cho dòng hàng hóa trao đổi giữa các nước.

 

Trong các FTA đã có trước đây, không ít sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam do sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước nằm ngoài FTA mà không đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan. Giờ đây, Trung Quốc, Hàn Quốc và những nước vốn là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu đều nằm trong RCEP khiến vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Bình luận

partnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartnerpartner