Xu hướng chuyển sang phân khúc freighter của các hãng hàng không giá rẻ trên thế giới
Dịch Covid-19 kéo dài khiến các hãng hàng không chở khách ở phân khúc bình dân đang chuyển sang phân khúc chở hàng hóa (freighter): Hãng bay Scoot có trụ sở tại Singapore đang loại bỏ ghế khỏi máy bay A320 để vận chuyển hàng hóa trong khu vực, trong khi hãng SpiceJet (Ấn Độ) đã sử dụng một chiếc A340 được cấu hình lại để chở hàng hóa giữa châu Âu và châu Phi.
Một số hãng khác đã thành công – JetBlue đã ngừng hoạt động vận chuyển hàng hóa cách đây vài năm, nhưng đã bắt đầu kinh doanh lần thứ hai vào năm ngoái.
Là chi nhánh giá rẻ của một hãng hàng không có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải hàng hóag, chi nhánh Scoot của Singapore Airlines được cho là gần với hàng hóa hơn so với nhiều công ty cùng ngành. Đây là một trong những hãng hàng không châu Á đầu tiên sử dụng một số máy bay 787-9 để vận chuyển hàng hóa, bắt đầu từ tháng 3/2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu tác động đến ngành hàng không châu Á, trước khi tạo ra một “cơn ác mộng” trên toàn cầu.
Vào ngày 22 tháng 8 năm 2020, hãng đã bắt đầu phân khúc mới với một chiếc A320 bỏ ghế ngồi để chở hàng hóa giữa Phúc Châu và căn cứ Singapore. Theo hãng bay này, việc loại bỏ ghế đã tăng gấp đôi sức tải hàng hóa của máy bay lên gần 20 tấn. Sau đó, Scoot đã đưa chiếc A320 thứ hai vào quá trình điều chỉnh và chở hàng.
Hãng hàng không giá rẻ SpiceJet của Ấn Độ đặt mục tiêu vào lĩnh vực vận chuyển đường dài, với một chiếc A340 sửa đổi đã gia nhập đội bay chở hàng của hãng vào tháng trước. Chuyến bay thương mại đầu tiên của hãng đã cất cánh từ Amsterdam vào ngày 22 tháng 8 đến Mumbai. Ngày hôm sau, nó cất cánh đi Châu Phi, vận chuyển 40 tấn hàng từ Mumbai đến Khartoum.
“Việc đưa vào khai thác chiếc máy bay A340 đầu tiên của chúng tôi đã nâng cao đáng kể năng lực hoạt động của hãng và sẽ cho phép chúng tôi khai thác các dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng các tuyến bay thẳng trên toàn cầu đến các điểm đến ở châu Âu, châu Phi và các nước SNG,” Chủ tịch SpiceJet và MD Ajay Singh cho biết.
Đại dịch Covid-19 đã gây áp lực lên phân khúc LCC, vốn đã phải đối mặt với những khó khăn. Một trong những hãng đầu tiên bị tổn thất trầm trọng là Flybe, trong khi ở châu Á, AirAsia X đã chìm trong giấc ngủ đông kể từ khi công bố khoản lỗ ròng kỷ lục 129,6 triệu USD trong quý I/2020.
Từ quan điểm của người giao nhận, việc nâng cấp bổ sung được hoan nghênh, bất chấp những khó khăn và thiếu sót.
Tuy nhiên, “sẽ không đảm bảo tính kinh tế nếu sử dụng những máy bay chở khách để chở hàng theo cách thủ công”- Stephan Haltmayer, Giám đốc điều hành của Quick Cargo Service cho biết. Không gian tận dụng được khá nhỏ trong khi quá trình này rất tốn công sức.
Ông nói thêm rằng việc xử lý các máy bay này đã gây ra tắc nghẽn tại sân bay Frankfurt. Tuy nhiên, sức tải bổ sung đã đáp ứng được nhu cầu. “Đây là một giải pháp thay thế, bởi vì có quá ít máy bay chở hàng trên thị trường”
Ông cho biết hãng hàng không Lufthansa (Đức) sẽ tiếp tục sử dụng các chuyên cơ vận tải MD-11 của mình, vốn được cho là sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm nay, mặc dù hãng đang nhận giao hai chiếc 777-200F vào mùa thu này, trong khi hai chiếc 777F khác sẽ đến hạn để giao cho nhà khai thác liên doanh Aerologic.
Các hãng hàng không chở khách khác đang loại bỏ ghế ngồi để tối đa hóa trọng tải hàng hóa. Tháng trước, Cathay Pacific đã tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa của mình với việc giới thiệu hai chiếc 777 “preighters’- máy bay chở hàng chuyển đổi từ máy bay chở khách (passenger), và EVA Airways là hãng hàng không đầu tiên từ Đài Loan tham gia xu hướng này, với một trong những chiếc 777-300ER của hãng.
Ở Bắc Mỹ, Delta đã quyết định loại bỏ chỗ ngồi của một số lượng không xác định máy bay thân rộng.
Do sự phục hồi lưu lượng hành khách khá chậm chạp, các máy bay chở khách dự kiến sẽ phục vụ phân khúc hàng hóa lâu hơn dự kiến ban đầu. Tương tự, các LCC có khả năng tăng cường sự hiện diện của họ trên thị trường hàng hóa toàn cầu.
Điều trớ trêu là chính sự phát triển nhanh chóng của hoạt động LCC trong thời gian trước đã buộc các nhà vận chuyển hàng hóa tại Amsterdam phải hạn chế các slot cho phân khúc freighter. Đến nay, họ buộc phải quay chở về với phân khúc chở hàng, ít nhất cho đến khi các chuyến bay chở khách quốc tế sôi động trở lại.
Nếu bạn cần hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế thì có thể liên hệ team Smart Link chúng mình nhé, để được hướng dẫn tư vấn dịch vụ cũng như các thủ tục hải quan liên quan cần thiết.
Bình luận